Giản dị chợ Giồng miền Tây
(VOV5) - "Giồng” là một thuật ngữ trong tiếng địa phương Nam Bộ, dùng để chỉ những dải đất cao hơn so với vùng xung quanh.
Vùng đất xứ Gò trước đây có một ngôi chợ khá nhộn nhịp có tên gọi là chợ Giồng, nay là chợ Vĩnh Bình ở tỉnh Tiền Giang. Chợ Giồng ngày ấy là trung tâm giao thương quan trọng, với các mặt hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng cũng như các thương nhân từ nơi khác đến.
Theo sách sử ghi chép, vùng đất Gò Công xưa kia là một vùng hoang hóa, ít người sinh sống. Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, có một người tên là Trần Văn Huê đến đến đây lập nghiệp, khai khẩn đất hoang. “Đất lành chim đậu”, dân cư từ các nơi hội tụ về đây ngày một đông hơn, nhu cầu mua bán trao đổi hàng hóa cũng tăng lên. Vì thế, vào năm Ất Hợi 1815, ông Trần Văn Huê cho lập chợ đầu tiên ở khu vực này mang tên Vĩnh Lợi, nhưng người dân quen gọi là chợ Giồng. “Giồng” là một thuật ngữ trong tiếng địa phương Nam Bộ, dùng để chỉ những dải đất cao hơn so với vùng xung quanh, thường là nơi người dân chọn để định cư, canh tác vì tránh được ngập lụt.
Xem tiếp ››
Nhận xét
Đăng nhận xét