Rằng Phặt: Mó nước hiểu tiếng người

(LĐO) - Ở bản Lũng Sạng (xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), trong một khu vực điệp trùng núi non, gần ruộng nương màu mỡ của bà con người Nùng, có một mó (mỏ, giếng, hố) nước nổi tiếng tên là Rằng Phặt. Nó thấm đẫm huyền thoại và dường như ẩn chứa trong mình một bí ẩn tâm linh hoặc khoa học kỳ thú nào đó. Mỗi khi bà con cần nước cho trâu uống, cần nước tưới hoa màu hay rửa chân tắm táp, thì chỉ việc đọc “thần chú” là nước ào ạt dâng lên.

“Vừng ơi, mở cửa!” là câu thần chú có thật?

Dưới các nếp nhà cổ sơ bằng ngói ống nâu trầm, bằng chất giọng thương mến chầm chậm của người Nùng, bà con sở tại vẫn gọi Rằng Phặt một cách lãng mạn là “mó nước hiểu tiếng người”. Còn nhà khoa học Vũ Cao Minh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Địa chất thì thích thú gọi đó là hiện tượng “bẫy không khí”, khiến âm thanh có thể tác động làm suy chuyển vật chất, kiểu như trong cổ tích có câu thần chú “Vừng ơi, mở cửa” là tự dưng ai đó có thể “dang tay mở khóa động đào” hoặc tìm lối cho Từ Thức đi vào Thiên Thai vậy.

Xem tiếp ››

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Về Tân Kỳ, khám phá hang Mó Tiên Kỳ

Cảnh đẹp nên thơ bên lăng vua Tự Đức